I.          Biểu đồ giá: Biểu đồ giá giúp theo dơi xu hướng giá là tập hợp biến động giá của nhiều phiên giao dịch. Mặc định, StandardWave sử dụng biểu đồ bar (thanh) để theo dơi dao động của giá trong 1 khoảng thời gian

Ví dụ: Một ngày đẹp trời, thị trường mở cửa,

1.     th́ thanh giá mở cửa là Open= ,

2.     sau đó giá dao động và tăng lên đến 1 độ cao gọi là high= ,

3.     kế tiếp nó giảm xuống thấp low=  (low thấp hơn open như h́nh th́ tạo thành bar đỏ )

4.     rồi cuối cùng tăng lên lại đóng cửa tại close (trong h́nh th́ close cap hơn open, tạo thành nến xanh), như vậy cuối cùng ta được 1 thanh giá xanh biểu biễn được Open-High-Low-Close. Tập hợp 1 chuỗi nhiều thanh giá như vậy tạo thành biểu đồ.

 

                         II.          Xu hướng:

1.     Xu hướng tăng: Uptrend là xu hướng tăng giá tổng thể của thị trường chứng khoán, tiền ảo, hay hàng hóa. Khi thị trường đang ở xu hướng Uptrend, chúng ta sẽ thấy đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước.

                                                                        i.     Đặc điểm của xu hướng Uptrend:

·       Giá cổ phiếu tăng liên tục hoặc theo từng giai đoạn, đáy liên tục được nâng lên cao hơn.

·       Các nhà đầu tư có xu hướng tích cực hơn, mua nhiều hơn bán.

                                                                       ii.     Một số dấu hiệu nhận biết xu hướng Uptrend:

·       Vẽ đường xu hướng: Đường xu hướng được vẽ bằng cách vẽ 1 đường thẳng nối qua các đỉnh và đáy của biểu đồ giá, thể hiện xu hướng chung của thị trường. Nếu đường xu hướng đang đi lên, thị trường đang ở xu hướng Uptrend.

·       Đường trung b́nh động (MA -moving average): Đường trung b́nh động là một chỉ báo kỹ thuật thể hiện giá trung b́nh của tài sản trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu đường trung b́nh động đang đi lên, thị trường đang ở xu hướng Uptrend. Thông thường ta có thể sử dụng MA20, MA50, MA100.

·       Giá vượt ngưỡng kháng cự: Ngưỡng kháng cự là mức giá mà thị trường khó có thể vượt qua. Nếu giá vượt qua ngưỡng kháng cự, thị trường có thể đang bắt đầu xu hướng Uptrend.

·       Đường MACD: Đường MACD là một chỉ báo kỹ thuật thể hiện sự chênh lệch giữa hai đường trung b́nh động. Nếu đường MACD đang đi lên, và nằm trên đường signal, thị trường có thể đang ở xu hướng Uptrend.

 

 

2.     Xu hướng giảm: Ngược lại với xu hướng tăng, khi thị trường đang ở xu hướng giảm, chúng ta sẽ thấy đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước.

                                                                        i.     Đặc điểm của xu hướng giảm:

·       Giá cổ phiếu giảm liên tục hoặc theo từng giai đoạn.     

·       Mức độ biến động của giá cổ phiếu tăng dần.

·       Các nhà đầu tư có xu hướng tiêu cực hơn, bán nhiều hơn mua.

Xu hướng giảm là xu hướng bất lợi cho các nhà đầu tư, khiến họ có nguy cơ thua lỗ từ sự giảm giá của tài sản. Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể tận dụng xu hướng giảm để mua tài sản với giá thấp hơn và kiếm lợi nhuận khi thị trường phục hồi.

                                                                       ii.     Dấu hiệu nhận biết xu hướng giảm:

·       Vẽ đường xu hướng: Đường xu hướng được vẽ nối qua các đỉnh và đáy của biểu đồ giá, thể hiện xu hướng chung của thị trường. Nếu đường xu hướng đang đi xuống, thị trường đang ở xu hướng giảm.

·       Đường trung b́nh động: Đường trung b́nh động là một chỉ báo kỹ thuật thể hiện giá trung b́nh của tài sản trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu đường trung b́nh động đang đi xuống, thị trường đang ở xu hướng giảm.

·       Giá giảm dưới ngưỡng hỗ trợ: Ngưỡng hỗ trợ là mức giá mà thị trường khó có thể giảm xuống dưới. Nếu giá phá ngưỡng hỗ trợ và rơi xuống dưới ngưỡng hỗ trợ, thị trường có thể đang bắt đầu xu hướng giảm.

·       Đường MACD: Nếu đường MACD cắt xuống signal và đi xuống, thị trường có thể đang ở xu hướng giảm.

 

                       III.          Nguyên nhân gây ra xu hướng tăng/giảm

1.     Cung/cầu (supply/demand): Giá tăng giảm theo cung/cầu (supply/demand), khi cầu lớn hơn cung, nhiều người muốn mua trong khi hàng không có mà bán, cho nên giá tăng, và ngược lại, loại hàng người ta không cần mà quá dư thừa dẫn đến giá giảm. Tôi nhớ thời Covis bắt đầu bạo phát lan ra mạnh mẽ, khẩu trang y tế lúc b́nh thường có cũng được không có cũng không sao, th́ lúc này bỗng trở thành mặt hàng thiết yếu, cung không đủ cầu. Do nhu cầu tăng đột biến, muốn mua cũng khó cho nên giá loại mặt hàng này bật tăng mạnh. Rồi các loại máy đo như xp02, thiết bị đo nhiệt độ, thuốc men, cồn, nước rửa tay, kể cả tinh dầu xông hơi giải cảm cũng thiếu thốn cho nên giá 1 đường tăng nhanh. Tôi c̣n nhớ lúc đó chính quyển phải vào cuộc để kiềm chế và điều chỉnh.

Có thể kết luận có 1 số nguyên nhân gây ra xu hướng tăng/giảm do cung/cầu:

·       Xu hướng tăng:

a.     Tăng cầu: Khi nhu cầu đối với một tài sản tăng, giá của tài sản đó có thể tăng theo.

b.     Giảm cung: Khi nguồn cung của một tài sản giảm dù nhu cầu vẫn cao, giá của tài sản đó có thể tăng.

·       Xu hướng giảm:

a.     Giảm cầu: Khi nhu cầu đối với một tài sản giảm, giá của tài sản đó có thể giảm theo.

b.     Tăng cung: Khi nguồn cung của một tài sản tăng, giá của tài sản đó có thể giảm.

2.     Thay đổi chính sách: Những thay đổi trong chính sách kinh tế có thể ảnh hưởng đến giá cả của các tài sản. Ví dụ chính sách hạn chế bia rượu sẽ hạn chế lượng bia rượu được tiêu thụ làm cầu giảm. Hoặc chính sách siết chặt cho vay mua bất động sản sẽ làm giảm người có ư muốn mua nhà, kéo theo là nhà ít bán được, cuối cùng là giá nhà giảm.

3.     Các yếu tố kinh tế khác: Các yếu tố kinh tế khác như lạm phát, lăi suất, và tăng trưởng kinh tế cũng có thể ảnh hưởng đến giá cả của các tài sản.

 

                      IV.          Ngưỡng hỗ trợ / ngưỡng kháng cự: Ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự không phải là một mức giá chính xác, mà là một vùng giá.

Giá có thể vượt qua ngưỡng kháng cự, nhưng sau đó lại quay trở lại. Nhà đầu tư cần sử dụng ngưỡng kháng cự kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để đưa ra các quyết định đầu tư chính xác.

Ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự có thể bị phá vỡ. Khi đó, nó là dầu hiệu cho thấy xu hướng thị trường đang thay đổi.

1.     Ngưỡng hỗ trợ là mức giá mà giá của một tài sản khó có thể giảm xuống thấp hơn được nữa.

Ngưỡng hỗ trợ thường được h́nh thành bởi các đáy của giá trong quá khứ.

Khi giá của một tài sản giảm xuống gần chạm ngưỡng hỗ trợ, các nhà đầu tư thường có xu hướng mua vào tài sản đó với hy vọng giá sẽ tăng trở lại. Điều này có thể giúp giá của tài sản tăng trở lại và vượt qua ngưỡng hỗ trợ.

Ngưỡng hỗ trợ có thể được sử dụng để xác định các điểm vào và ra thị trường. Các nhà đầu tư có thể mua vào tài sản khi giá giảm xuống ngưỡng hỗ trợ và bán ra tài sản khi giá vượt qua ngưỡng hỗ trợ.

Một số cách xác định ngưỡng hỗ trợ:

·       Đường trung b́nh động: Đường trung b́nh động có thể được sử dụng để xác định ngưỡng hỗ trợ. Nếu giá giảm xuống gần đường trung b́nh động, đó là dấu hiệu cho thấy giá đang tiếp cận ngưỡng hỗ trợ.

·       Đường xu hướng: Đường xu hướng là một đường được vẽ qua các đỉnh và đáy của biểu đồ giá, thể hiện xu hướng chung của thị trường. Đường xu hướng có thể được sử dụng để xác định ngưỡng hỗ trợ. Nếu giá giảm xuống gần đường xu hướng, đó có thể là dấu hiệu cho thấy giá đang tiếp cận ngưỡng hỗ trợ.

·       Các mức giá quan trọng: Các mức giá quan trọng như giá IPO, giá trị sổ sách, hoặc giá tham chiếu có thể được sử dụng để xác định ngưỡng hỗ trợ.

2.     Ngưỡng kháng cự là mức giá mà giá của một tài sản khó có thể tăng lên cao hơn được nữa.

Ngưỡng kháng cự thường được h́nh thành bởi các đỉnh của giá trong quá khứ.

Khi giá của một tài sản tăng lên gần chạm ngưỡng kháng cự, các nhà đầu tư thường có xu hướng bán ra tài sản đó với hy vọng giá sẽ giảm trở lại. Điều này có thể giúp giá của tài sản giảm trở lại và dưới ngưỡng kháng cự.

Ngưỡng kháng cự có thể được sử dụng để xác định các điểm vào và ra thị trường. Các nhà đầu tư có thể bán ra tài sản khi giá tăng lên ngưỡng kháng cự và mua vào tài sản khi giá giảm xuống dưới ngưỡng kháng cự.

Một số cách xác định ngưỡng kháng cự:

·       Đường trung b́nh động: Đường trung b́nh động có thể được sử dụng để xác định ngưỡng kháng cự. Nếu giá tăng lên gần đường trung b́nh động, đó có thể là dấu hiệu cho thấy giá đang tiếp cận ngưỡng kháng cự.

·       Đường xu hướng: Đường xu hướng có thể được sử dụng để xác định ngưỡng kháng cự. Nếu giá tăng lên gần đường xu hướng, đó có thể là dấu hiệu cho thấy giá đang tiếp cận ngưỡng kháng cự.

·       Các mức giá quan trọng: Các mức giá quan trọng như giá IPO, giá trị sổ sách, hoặc giá tham chiếu có thể được sử dụng để xác định ngưỡng kháng cự.

 

                        V.          Các thành phần của biểu đồ StandardWave:

1.     Các đường trung b́nh giá: B́nh thường, các đường trung b́nh giá khá hiệu quả thường được sử dụng là các đường MA20, MA50, MA100. Tuy nhiên trong biểu đồ StandardWave, chúng ta sử dụng đường StandardLine, Tenkan (trong hệ thống ichimoku), đường SpanA và SpanB cũng trong hệ thống ichimoku). Ngoài ra, ta có thể thêm đường EMA100, Kijun 65, Kijun129, Kijun234 để vẽ các kháng cự/hỗ trợ dài hơn.

                                                                        i.     StandardLine, là 1 đường trung b́nh đặc biệt quan trọng, được sử dụng để vừa làm hỗ trợ hoặc kháng cự, vừa chỉ ra xu hướng của cổ phiếu.

·       Giá c̣n nằm trên StandardLine, và StandardLine c̣n tăng: dấu hiệu giá c̣n tăng.

·       Giá c̣n nằm dưới StandardLine, và StandardLine c̣n giảm: dấu hiệu giá c̣n giảm.

·       Giá tăng cắt lên hoặc giảm cắt xuống StandardLine: dấu hiệu cho thấy xu hướng hiện tại có thể sắp đảo chiều.

                                                                       ii.     Đường Tenkan: là một đường trung b́nh động nhanh, được tính toán bằng cách lấy trung b́nh của giá cao nhất và giá thấp nhất trong 9 phiên giao dịch gần nhất. Đường Tenkan được sử dụng để xác định xu hướng ngắn hạn của thị trường.

·       Công thức tính: Tenkan-Sen = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất) / 2

·       Cách sử dụng đường Tenkan:

a.     Xác định xu hướng ngắn hạn: Đường Tenkan có thể được sử dụng để xác định xu hướng ngắn hạn của thị trường. Nếu đường Tenkan đang tăng, điều này cho thấy thị trường đang trong xu hướng tăng. Ngược lại, nếu đường Tenkan đang giảm, điều này cho thấy thị trường đang trong xu hướng giảm.

b.     Tenkan được Sử dụng để xác định các điểm mua và bán tiềm năng. Ví dụ, nếu đường Tenkan cắt đường Kijun từ dưới lên, có thể là dấu hiệu cho thấy một xu hướng tăng đang bắt đầu. Ngược lại, nếu đường Tenkan cắt đường Kijun từ trên xuống, có thể là dấu hiệu cho thấy một xu hướng giảm đang bắt đầu.

c.     Đường Tenkan cũng có thể được sử dụng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng. Đường Tenkan thường hội tụ với đường Kijun ở các mức hỗ trợ và kháng cự này.

                                                                     iii.     Đường Kijun-Sen: là một đường trung b́nh động trung hạn, được tính toán bằng cách lấy trung b́nh của giá cao nhất và giá thấp nhất trong 26 phiên giao dịch gần nhất. Đường Kijun-Sen được sử dụng để xác định xu hướng trung hạn của thị trường.

·       Công thức tính: Kijun-Sen = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất) / 2

·       Cách sử dụng đường Kijun-Sen:

a.     Xác định xu hướng trung hạn: Đường Kijun-Sen có thể được sử dụng để xác định xu hướng trung hạn của thị trường. Nếu giá nằm trên đường Kijun-Sen, điều này cho thấy thị trường đang trong xu hướng tăng. Ngược lại, nếu giá nằm dưới đường Kijun-Sen, cho thấy thị trường đang trong xu hướng giảm.

b.     Đường Kijun-Sen có thể được sử dụng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng.

·       Đường Kijun-Sen 65: là một đường trung b́nh động 65 phiên, được tính toán bằng cách lấy trung b́nh của giá cao nhất và giá thấp nhất trong 65 phiên giao dịch gần nhất. Đường Kijun-Sen 65 thường được sử dụng như vạch hỗ trợ hoặc kháng cự tiềm năng.

·       Đường Kijun-Sen 129: là một đường trung b́nh động dài hạn 129 phiên, được tính toán bằng cách lấy trung b́nh của giá cao nhất và giá thấp nhất trong 129 phiên giao dịch gần nhất. Đường Kijun-Sen 129 thường được sử dụng như vạch hỗ trợ hoặc kháng cự tiềm năng, mạnh hơn Kijun-Sen 65

·       Đường Kijun-Sen 234: là một đường trung b́nh động dài hạn 234 phiên, được tính toán bằng cách lấy trung b́nh của giá cao nhất và giá thấp nhất trong 234 phiên giao dịch gần nhất. Đường Kijun-Sen 234 thường được sử dụng như vạch hỗ trợ hoặc kháng cự tiềm năng, mạnh hơn Kijun-Sen 129.

                                                                     iv.     Đường Senkou Span A, Senkou Span B: hay c̣n gọi là đường Up Kumo, và down Kumo. Khoảng cách giữa 2 đường này gọi là mây Kumo.

·       Công thức tính:

a.     SenkouSpanA = (Tenkan-sen + Kijun-sen)/2, sau đó dịch chuyển về phía sau 26 nến.

b.     SenkouSpanB = (Giá cao nhất 52 phiên + Giá thấp nhất 52 phiên)/2, sau đó dịch chuyển về phía sau 26 nến.

·       Cách sử dụng:

a.     Mây Kumo là 1 vùng kháng cự mạnh. Giá từ dưới mây tăng dần lên, khi tiếp cận mây rất dễ có xu hướng quay đầu giảm lại. Ngược lại giá giảm từ trên, khi tiếp cận mây rất dễ bật lên lại.

b.     Giá nằm trên mây được xem là uptrend, xu hướng tăng, ngược lại giá nằm dưới mây xem như downtrend, xu hướng giảm. V́ vậy khi giá phá mây vượt lên trên ta có thể có điểm mua Kumo break.

c.     Kumo twist (mây xoắn) là trường hợp SenkouSpanA cắt SenkouSpanB, đây là trường báo hiệu trước xu hướng tiềm năng trong tương lai. Ví dụ: SenkouSpanA cắt lên SenkouSpanB, báo khả năng tương lai chuyển sang xu hướng tăng.

2.     Các tín hiệu xuất hiện trong biểu đồ: Trong biểu đồ giá có tín hiệu báo đỉnh, đáy, mua, bán.

Sau khi xuất hiện tín hiệu trên biểu đồ, việc của chúng ta đơn giản là xác nhận tín hiệu bằng cách kiểm tra " Sóng -vị trí sóng", kiểm tra ḍng tiền SmartMoney, kiểm tra dao động khối lượng, Lực mua bán, và cuối cùng là so sánh vị trí giữa giá với kháng cự hay hỗ trợ.

                                                                        i.     Tạo đỉnh giá: Trong biểu đồ giá, khi xuất hiện tín hiệu h́nh vuông nhỏ màu đỏ ngay trên nến này, tức là giá đang có khả năng bị phân phối và đang tạo đỉnh, có khả năng đảo chiều trong tương lai gần.  

   

 

                                                                       ii.     Tạo đáy giá: Trong biểu đồ giá, khi xuất hiện tín hiệu h́nh vuông nhỏ màu xanh ngay dưới nến này, tức là giá đang có khả năng được thu gom và đang tạo đáy, có khả năng đảo chiều giảm trong tương lai gần.

 

Việc cần làm lúc này là vẽ 2 đường trên và dưới giá. Nếu vài phiên tới giá vượt qua đường kẻ th́ xem như xác nhận mua, ngược lại rớt khỏi đường kẻ th́ xem như tín hiệu thất bại. 

 

                                                                     iii.     Tín hiệu bán: Trong biểu đồ giá, khi xuất hiện tín hiệu tam giác màu đỏ hướng xuống này, hệ thống đă cho tín hiệu bán.

 

 

                                                                     iv.     Tín hiệu mua: Trong biểu đồ giá, khi xuất hiện tín hiệu tam giác màu xanh hướng lên này, hệ thống đă cho tín hiệu mua.

 

 

3.     Bảng thông tin: Khi ta rà chuột qua tín hiệu giá trên biểu đồ sẽ hiện ra 1 bảng thông tin, thông tin hiện ra bao gồm các chỉ số tại vị trí được chọn.

 

 

4.     3 bước kiểm tra sức mạnh của giá: Để đánh giá trạng thái sức mạnh hiện tại của giá, hoặc kiểm tra trước khi mua, ta cần xem xét 3 trạng thái.

                                                                     i.           Giá so với Tenkan: bước 1, kiểm tra giá so với Tenkan. Nếu giá vượt Tenkan th́ được coi là bắt đầu có khởi đầu tốt, khi đó ta có thể xem xét về cổ phiếu. Nếu giá c̣n chưa qua được Tenkan th́ c̣n yếu, nên bỏ qua.

                                                                   ii.          Giá so với StandardLine: v́ đường StandardLine là 1 kháng cự mạnh, nên nếu giá vượt được StandardLine th́ xem như giá đă được xây dựng vị thế.

                                                                 iii.           Giá so với mây Kumo: Kháng cự cuối cùng trong 3 đường này mây Kumo (hoặc SpanA), nếu vượt luôn SpanA, th́ giá hoàn tất vị thế và có thể bắt đầu tăng.

Để giá có thể tăng tốt, nó cần vượt qua cả 3 trạng thái này, (nghĩa là vượt được các ngưỡng kháng cự quan trọng).

 

5.     Cách giá di chuyển trong biểu đồ:

                                                                     i.           Giá tăng: giá thường tăng theo h́nh zig-zag, không bao giờ đi theo đường thẳng từ dưới lên trên. Khi gặp kháng cự phía trên, nó thường phải dừng lại chờ hoặc giảm lại kiểm tra hỗ trợ phía dưới rồi mới tăng tiếp.

 

 

 

6.     Kháng cự hoặc hỗ trợ mạnh: Do là kháng cự mạnh hoặc hỗ trợ mạnh nên giá khó vượt qua. V́ vậy, khi giá tiếp cận gần kháng cự mạnh hoặc hỗ trợ mạnh này, ta có thể xem xét mua vào nếu giá chạm hỗ trợ mạnh, hoặc bán ra nếu giá chạm kháng cự mạnh.

a.     Nhận biết kháng cự mạnh hoặc hỗ trợ mạnh:

                                                                                       i.          Các đường trung b́nh trùng lắp lên nhau, hoặc đi sát gần nhau tạo thành 1 vùng với biên độ thấp.

                                                                                     ii.          Các đường trung b́nh kéo dài, đường trung b́nh ở mức giá cố định càng lâu th́ càng mạnh, v́ giá rất lâu ở vùng đó mà không qua được.

                                                                                   iii.          Mây Kumo tạo thành từ vùng SpanA, SpanB cũng là kháng cự hoặc hỗ trợ mạnh.